Giải thưởng Thương hiệu QG 2012 Rồng Việt Media Phối hợp tổ chức

Mục lục bài viết

Tối 7/1/2013, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Thương hiệu Quốc gia cho 54 doanh nghiệp, sản phẩm hàng đầu trong nước.
Sáng cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp gỡ lãnh đạo doanh nghiệp đạt Giải thưởng này. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao kết quả của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành đã tích cực triển khai các hoạt động xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam trong đó có chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (hàng đầu, thứ hai từ trái qua) cùng đại diện 54 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia 2012. Ảnh: VOV

Tại cuộc gặp gỡ với Chủ tịch nước, đại diện 54 doanh nghiệp đã bày tỏ nguyện vọng và mong muốn đồng hành cùng Chương trình Thương hiệu quốc gia, đề xuất các ý kiến về chiến lược phát triển thương hiệu, mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước cùng các giải pháp hỗ trợ để xây dựng thương hiệu quốc gia ngày càng đạt tiêu chí và quy mô toàn cầu như mong muốn và chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối thực hiện. Nội dung chính của Chương trình là giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam ở trong và ngoài nước; lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia để hỗ trợ phát triển theo các giá trị mục tiêu: “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”.

Việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia được tiến hành 2 năm một lần. Trong đợt xét chọn năm 2012, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đã quyết định trao giải thưởng này cho 54 doanh nghiệp hàng đầu, chủ yếu thuộc lĩnh vực dệt may – da giày; điện – điện tử – công nghệ thông tin – viễn thông; đồ gỗ- gốm sứ – thủ công mỹ nghệ; đồ trang sức – kim hoàn- đá quý; dược phẩm – hóa mỹ phẩm; giấy – văn phòng phẩm – bao bì; nhựa – cao su – hóa chất; nông – lâm – thủy sản; thực phẩm – đồ uống…
Năm 2012, các doanh nghiệp tham gia Chương trình đã ký kết được hợp đồng với giá trị đạt trên 1 tỷ USD và doanh số bán hàng đạt 1.300 tỷ đồng.
Trong danh sách 54 DN nhận THQG 2012 dưới đây, có 37 DN đã đạt THQG năm 2010, 25 DN lần thứ ba liên tiếp đạt THQG:

Các bài liên quan